NÂNG CẤP, CẢI TẠO NHÀ GA T1 SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI NHÀ KHÁCH VIP SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI TỔ HỢP VĂN PHÒNG, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ KHU CĂN HỘ CAO CẤP GOLDEN PALACE CHUNG  CƯ NAM ĐÔ COMPLEX 609 TRƯƠNG ĐỊNH TRỤ SỞ LÀM VIỆC TỔNG CÔNG TY 319 BỘ QUỐC PHÒNG 63 LÊ VĂN LƯƠNG NHÀ MÁY ĐIỆN TỬ MEIKO – VIỆT NAM   NHÀ MÁY THÉP POSCO SS VINA MỞ RỘNG NHÀ GA T1 - SẢNH E SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI NHÀ ĐỂ XE QUỐC NỘI - CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT TƯ VẤN THIẾT KẾ, THẨM DUYỆT HỆ THỐNG PCCC CUNG CẤP, LẮP ĐẶT, THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC TỔ HỢP CĂN HỘ, KHÁCH SẠN SOLEIL ÁNH DƯƠNG - ĐÀ NẴNG TỔ HỢP CHUNG CƯ VÀ VĂN PHÒNG (HUD BUILDING NHA TRANG) DIC - PHOENIX BLOCK C VŨNG TÀU TÒA NHÀ HỖN HỢP GP. TOWER (THE NINE) TRÀNG AN COMPLEX - SỐ 1 PHÙNG CHÍ KIÊN NHÀ XƯỞNG CÔNG TY TNHH GIÀY NGỌC TỀ HỖN HỢP NHÀ Ở, VĂN PHÒNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI (CT4 VIMECO) NHÀ LÀM VIỆC KHÔNG THƯỜNG XUYÊN CỦA QUỐC HỘI VÀ CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI TẠI TP. ĐÀ NẴNG NHÀ Ở ĐỂ BÁN VP2-VP4 BÁN ĐẢO LINH ĐÀM TRUNG TÂM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA

Tin tức sự kiện

Cách xử lý khẩn cấp khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà
08/05/2015 09:59

 

Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà bạn không hề lường trước được. Nguyên nhân có thể do chập điện, nổ khí gas, tự bốc cháy, hóa chất…

Cháy nổ sẽ có hai trường hợp hỏa hoạn mà người dân thường gặp, đó là cháy ở trong nhà mình và cháy từ bên ngoài lan vào. Khi gặp phải các tình huống cháy nổ, bạn cần bình tĩnh và thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Cháy ở trong nhà

Trong nhà, bếp thường là nơi dễ xảy ra cháy nổ nhất, vì trong bếp có các vật liệu dễ gây cháy như lửa ga, bếp điện. Nếu bình ga bị rò rỉ, gây cháy, phải nhanh chóng khóa van ga.

Tiếp đó, phải lập tức ngắt cầu dao điện, đảm bảo cho cả căn nhà không bị chập điện.

Kiểm tra cửa nhà mình xem có nóng quá mức không, để biết là bên ngoài có cháy hay không. Nếu ở nhà chung cư, lập tức nhấn chuông báo cháy đều có ở mỗi tòa nhà. Tiếp đó, loan báo cho hàng xóm để huy động lực lượng chữa cháy…

   Cách xử lý khẩn cấp khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà - Ảnh 1

Khi di chuyển ra ngoài, cần nhớ bò sát mặt đất, men theo tường và dùng khăn ướt hoặc giấy ướt bịt mũi miệng. Ảnh minh họa.

Trong trường hợp di chuyển để thoát hiểm, để tránh bị ngạt khói cần phải thực hiện theo nguyên tắc “bò sát mặt đất, men theo tường hướng ra cửa để thoát ra ngoài”, đồng thời dùng khăn ướt hoặc giấy ướt bịt vào mũi, miệng.

Trường hợp 2: Cháy từ bên ngoài lan vào trong nhà

Trong trường hợp đám cháy từ bên ngoài tấn công vào nhà, bạn cần phải nhanh chóng tìm khăn, nhúng cho khăn ướt, bịt kín mũi và mồm bằng khăn ướt. Hướng dẫn mọi người chạy ra phía cửa chính. Cần phải tắt cầu dao điện trước khi đi ra.

Lưu ý:

Không được đột ngột mở cửa lao ra vì ở bên ngoài cháy lớn, lửa và khói sẽ táp thẳng vào mặt bạn gây thương tích. Lúc này bạn phải thật bình tĩnh kiểm tra mức độ cháy ở bên ngoài bằng cách sờ tay vào cửa. Nếu cửa không nóng quá, tức là lửa chưa lan đến nơi. Áp người vào cửa, từ từ mỏ để nhận biết mức độ khói và lửa bên ngoài. Sau đó nhanh chóng đưa mọi người ra cầu thang thoát hiểm.

Trong trường hợp cháy ở bên ngoài quá lớn, cánh cửa sẽ rất nóng. Mọi người phải chọn cách thoát hiểm khác. Mọi người phải ra nơi ban công, thoáng gió, dùng những vật dụng dễ nhận biết khăn sặc sỡ, đèn pin trong trường hợp trời tối để phát tín hiệu cho mọi người xung quanh. Phải nhớ lấy hai chiếc khăn dầy và nhúng ướt để bịt kín cửa ra vào, ngăn không cho khói và lửa làm ngạt mọi người ở bên trong.

Quan trọng là cần phải bình tĩnh vì khi có cháy, nhất là ở các tòa nhà cao tầng, lực lượng bảo vệ, cứu hộ sẽ có mặt ngay. Các bạn nên nhanh chóng thoát hiểm theo hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.

Một điều cần nhớ nữa là phải áp sát mặt xuống sàn nhà vì khói ở bên dưới loãng hơn ở bên trên, đỡ gây ngạt hơn, đồng thời bình tĩnh di chuyển để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

Một số lưu ý khi ngôi nhà của bạn có nguy cơ cháy nổ

Khi phát hiện bình ga rò rỉ, cần xử lý như sau:

- Để nguyên hiện trường (không bật hoặc mở công tắc của tất cả các thiết bị điện, không sử dụng điện thoại, đèn pin,… tức là không tạo ra bất cứ nguồn nhiệt nào).

- Khóa van gas.

- Mở tất cả các cửa để thoáng khí.

- Dùng quạt tay quạt để đuổi khí gas ra ngoài.

- Đi xa ra khỏi nhà, gọi điện thoại cho nhà cung cấp gas đến kiểm tra van, đường ống, bình gas,...

Cách dập tắt khi ti vi bốc khói, phát lửa

Ti vi có mùi khét hoặc bốc lửa là hiện tượng hỏng hóc do linh kiện hoặc mạch điện bên trong ti vi xảy ra đoản mạch hoặc do phát nhiệt nghiêm trọng. Khi thấy ti vi có hiện tượng trên thì nên dùng những biện pháp sau đây:

- Lập tức tắt công tắc nguồn, rút phích cắm ra khỏi ổ điện và dọn sạch những vật dễ bén lửa xung quanh ti vi.

- Sau khi tắt công tắc nguồn hãy tránh xa ti vi để cho ti vi nguội, đợi khói tan đi, hạ nhiệt rồi đưa đến thợ để kiểm tra, bạn không tuỳ tiện mở nắp ti vi mà phải giữ nguyên hiện trạng.

- Nếu thấy ti vi bốc ra ngọn lửa, sau khi cắt nguồn điện phải nhanh chóng dùng chăn bông, chăn dạ đậy kín ti vi để ngăn cách không khí lưu thông dập tắt ngọn lửa đề phòng đèn hình nổ gây thương vong.

Tuyệt đối không được dùng nước để dập tắt ngọn lửa bởi vì đèn hình đang nóng mà gặp nước lạnh sẽ co lại đột ngột mà sinh ra nổ đèn hình.

Cách dập lửa khi bình cứu hoả bén lửa

Nếu bình cứu hoả chẳng may bốc lửa thì hãy sử dụng các biện pháp sau đây:

- Không dùng nước để dội hay dùng chăn bông đậy. Tuyệt đối không được lật ngược bình tránh khí lỏng chảy ra.

- Phải dùng khăn ướt để bọc tay, vặn van bình theo chiều kim đồng hồ để đóng chặt, cắt đứt nguồn khí lửa sẽ tắt ngay.

- Nhanh chóng đưa bình cứu hoả ra khỏi hiện trường để tránh khí lỏng trong bình nổ tan.

- Nếu sức ngọn lửa khá lớn, khó khống chế thì phải gọi điện cứu hoả rồi nhanh chóng chuyển những vật ở xung quanh đang bốc lửa, khống chế phạm vi lan toả của ngọn lửa.

 

Liên kết hữu ích

  • Loại Mua Bán
    (Nguồn Sacombank)
  • Mã ngoại tệ Mua Bán
    (Nguồn Vietcombank)

Tổng lượng truy cập

1662404
Khách đang online: 1